TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT(PHẦN 2)
A. Là quá trình biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ thấm đều dịch tiêu hóa, tạo điều kiện
cho tiêu hóa hóa học.
B. Là quá trình biến đổi thức ăn thành những phân tử phức tạp, cơ thể khó hấp thụ được.
C. Là quá trình biến đổi thức ăn dưới tác dụng của các enzyme do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
D. Là quá trình biến đổi thức ăn thành những phân tử đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
12. Cho các loài sinh vật sau: (1) Thủy tức (2) Trùng am ip (3) Chim (4) Thỏ (5) Trùng giày (6) San hô (7) Hải quỳ (8) Giun đất
Số loài có cơ quan tiêu hóa là túi tiêu hóa là:
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
13. Ở một số loài động vật đa bào bậc thấp, dịch tiêu hoá có chứa các enzyme được sinh ra từ
A. Ribosome
B. Lyzosome.
C. Hoặc lyzosome hoăc lưới nội chất
D. Các tế bào tuyến.
14. Cho các nhận xét:
(1) Chủ yếu thức ă n được tiêu hóa nội bào nên hiệu quả tiêu hóa cao.
(2) Bước đầu đã có cơ quan tiêu hóa riêng biệt mặc dù đơn giản.
(3) Tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn.
(4) Có sự kết hợp giữa 2 hình thức tiêu hóa là tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
Có bao nhiêu ý đúng về ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu h óa so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
15. Trong quá trình tiêu hóa của thủy tức, tại sao thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
A. Toàn bộ thức ăn bị phân giải thành những chất đơn giản và có thể hấp thu.
B. Vì chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được.
C. Vì thức ăn bị trộn lẫn với chất thải.
D. Vì túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa.
16. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào – tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào – tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa nội bào – tiêu hóa ngoại bào – tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào – tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào – tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào – tiêu hóa nội bào – tiêu hóa ngoại bào.
17. Cho các phát biểu sau:
(1) Ở dạ dày chỉ diễn ra quá trình tiêu hóa cơ học.
(2) Ở miệng chỉ có quá trình tiêu hóa cơ học là cắn , xé, nghiền thức ăn thành những mảnh nhỏ.
(3) Ở ruột chủ yếu diễn ra quá trình tiêu hóa hóa học, tiêu hóa các nhóm chất dinh dưỡng.
(4) Ở dạ dày và ở miệng diễn ra cả quá trình tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
18. Trật tự chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa của chim là:
A. Miệng → thực quản → diều → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột non → ruột già → huyệt.
B. Miệng → diều→ thực quản → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột non → ruột già → huyệt.
C. Miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột non → ruột già → huyệt.
D. Miệng → diều→ thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột non → ruột già → huyệt.
19.Trật tự chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa của người là:
A. Miệng → hầu → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → hậu môn.
B. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
C. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột già → ruột non → hậu môn.
D. Miệng → dạ dày → thực quản → ruột già → ruột non → hậu môn.
20. Cho các đặc điểm sau:
(1) Hình túi, được tạo th ành từ nhiều tế bào.
(2) Trật tự chuyển thức ăn trong túi tiêu hóa: miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.
(3) Có một lỗ thông duy nhất vừa làm chức năng miệng, vừa làm chức năng hậu môn.
(4) Các tế bào tuyến chỉ tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein.
(5) Thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzyme vào lòng túi tiê u hóa.
Số đặc điểm của túi tiêu hóa:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét