TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT(PHẦN 1)
1. Cho các nhận xét sau:(1) Động vật không có cơ quan tiêu hóa thì không có tiêu hóa ngoại bào.
(2) Động vật có túi tiêu hóa có thể ăn được nguyên cả con mồi.
(3) Trùng amip phải nhờ enzyme của lizoxom phân giải thức ăn .
(4) Sứa có thể tiêu hóa cơ học nhờ sự co bóp của thành túi tiêu h óa.
Số nhận xét không đúng là:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
2. Trong mề gà thường có những hạt sạn hay sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng:
A. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn.
B. Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa.
C. Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà.
D. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch.
3. Ở động vật đa bào bậc cao, quá trình tiêu hoá được thực hiện ở:
A. Cả ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
B. Quá trình biến đổi cơ học và hoá học.
C. Tuyến tiêu hoá.
D. Ống tiêu hoá.
4. Đối với động vật đơn bào:
A. Thức ăn được tiêu hóa trong ống tiêu hóa.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
C. Thức ăn được tiêu hóa nội bào (trong không bào tiêu hóa).
D. Thức ăn được tiêu hóa trong túi tiêu hóa.
5. Quá trình tiêu hóa được hiểu là:
A. Là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
B. Là quá trình làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
C. Là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ
thể hấp thụ được.
D. Là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
6. Quá trình tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được
hấp thụ vào máu.
B. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào
mọi tế bào.
C. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào
máu.
D. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được
hấp thụ vào mọi tế bào.
7. Cho các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:
(1) Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa
trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
(2) Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
(3) Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzyme của lizoxom vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức
tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Trình tự đúng của quá trình tiêu hóa nội bào là:
A. 2 →3 →1
B. 1 →2 →3
C. 2 →1 →3
D. 3 →2 →1
8. Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim có một số bộ phận khác với ống tiêu hóa ở người. Số nhận xét chính xác về chức năng của các bộ phận đó là:
(1) Diều ở giun đất, châu chấu và chim là nơi ch ứa và làm mềm thức ăn.
(2) Mề (dạ dày cơ) ở chim có chức năng tiêu hóa cơ học, nghiền nát thức ăn dạng hạt.
(3) Dạ dày tuyến ở có chức năng chủ yếu là tiêu hóa cơ học.
(4) Dạ dày cơ ở chim kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức ăn.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
9. Khi nói về quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau, cho các đặc điểm:
(1) Thức ăn đi theo một chiều.
(2) Thức ăn và chất thải lẫn vớ i nhau, dịch tiêu hóa bị hòa loãng cùng nước.
(3) Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
(4) Được phân thành các bộ phận dẫn đến sự chuyên hóa v ề chức năng.
(5) Chỉ diễn ra quá trình tiêu hóa hóa học dẫn đến hiệu quả tiêu hóa cao hơn.
Có bao nhiêu đặc điểm cho thấy ưu thế của hình thức tiêu hóa nhờ ống tiêu h óa so với tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa:
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
10. Cho các giai đoạn tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa ở thủy tức:
(1) Thức ăn được tiêu hóa nội bào để tạo thành chất dinh dưỡng đơn giản được cơ thể hấp thụ, phần cặn bã được thải ra ngoài qua lỗ
miệng.
(2) Các tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hóa một phần thức ăn (tiêu hóa ngoại bào).
(3) Thức ăn qua lỗ miệng vào túi tiêu hóa.
Trình tự đúng của quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa là:
A. 1 →2 →3
B. 3 →2 →1
C. 1 →3 →2
D. 2 →3 →1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét