$19. TUẦN HOÀN MÁU(PHẦN 1)

                                                      TUẦN HOÀN MÁU(PHẦN 1)
1. Khi nói về hệ tuần hoàn kín, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào không chính xác?
A. Hệ tuần hoàn kín có thể có tim hai buồng (ngăn); ba buồng (ngăn) hoặc bốn buồng (ngăn).
B. Tất cả các loài lưỡng cư và bò sát, tim đều có 3 ngăn, trong khi ở cá xương tim có 2 ngăn.
C. Vòng tuần hoàn lớn có nhiệm vụ đưa máu vào hệ thống mao động mạch nhằm cung cấp oxy cho mô và cơ quan.
D. Ở cá, động mạch lưng chứa máu đỏ tươi mang nhiều oxy đi nuôi cơ thể.
2.Trong số các phát biểu sau đây về hoạt động và cấu trúc của hệ tuần hoàn ở các loài động vật, phát biểu nào không chính xác?
A. Ở động vật có hệ tuần hoàn, sự vận động của dịch tuần hoàn do lực đẩy tạo ra từ sự co thắt của
tim.
B. Ở động vật đa bào, kích thước cơ thể lớn và hầu hết tế bào của chúng có thể trao đổi chất trực
tiếp với môi trường bên ngoài.
C. Ở người, dịch tuần hoàn gồm có thành phần tế bào và thành phần vô bào, cả hai đều có vai trò
vận chuyển chất.
D. Máu và dịch mô được vận động khắp cơ thể, cung cấp cho các tế bào các chất dinh dưỡng cần
thiết đồng thời mang các chất thải đến cơ quan bài tiết.
3.Đối tượng động vật nào dưới đây trong cơ thể có 1 tim với 2 buồng: tâm thất và tâm nhĩ?
A. Bò sát
B. Ốc sên
C. Cá xương
D. Cá sấu
4.Trong số đối tượng động vật sau đây, đối tượng nào tim có 4 ngăn (buồng)?
A. Cá cóc
B. Rùa
C. Rắn
D. Cá sấu
5.Đối tượng động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Chim
B. Ốc sên
C. Cá xương
D. Cá sụn
6.Sự vận động của dòng màu trong cơ thể sinh vật có hệ tuần hoàn kín:
A. Máu được điều hòa và đưa đến cách cơ quan một cách chậm chạp với áp lực thấp.
B. Máu không được điều hòa và đưa đến các cơ quan một cách chậm chạp.
C. Máu được điều hòa và phân phối một cách nhanh chóng đến các cơ quan.
D. Máu không được điều hòa và được đưa đến các cơ quan một cách nhanh chóng.
7.Trong số các phát biểu sau đây về hoạt động của hệ tuần hoàn:
(1). Tim hoạt động như một máy bơm hút và đẩy máu đi trong v òng tuần hoàn.
(2). Máu vận động theo vòng tuần hoàn chỉ có ở động vật có hệ tuần hoàn kín.
(3). Hệ tuần hoàn đơn có một vòng tuần hoàn và máu chảy trong hệ mạch với t ốc độ trung bình.
(4). Ở hệ tuần hoàn kép, áp lực của dòng máu lên thành động mạch là lớn hơn so với hệ tuần hoà n đơn và hệ tuần hoàn hở.
Số phát biểu không chính xác là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
8.Về hệ tuần hoàn kín, cho các nhận định sau:
(1). Hệ tuần hoàn kín có áp lực dòng dịch tuầ n hoàn lên thành mạch cao hơn so với hệ tuần hoàn hở.
(2). Cấu trúc hệ tuần hoàn kín ở lưỡng cư dẫn đến hình dạng máu pha trộn giữa máu đỏ thẫm và máu đỏ tươi.
(3). Vòng tuần hoàn nhỏ trong hệ tuần hoàn kép đánh dấu sự xuất hiện của phổi.
(4). Trong quá trình tiến hóa của tim, vách ngăn hụt giữa tâm thất dần đẩy lên và khép kín phân tách 2 nửa tâm thất thành 2 ngăn
tim có tác dụng chấm dứt việc hình thành máu pha.
Số khẳng định đúng là:
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
9.Ở chim và thú có sự xuất hiện của 2 tâm thất, ngoài tác dụng phân tách tim thành 2 nửa riêng biệt còn có ý nghĩa trong:
A. Lực co thắt ở mỗi tâm thất khác nhau nên bù trừ được cho nhau và tiết kiệm năng lượng.
B. Tạo ra áp lực co thắt mạnh cho cả hai vòng tuần hoàn để đẩy máu đi.
C. Cho phép máu chỉ lưu thông theo một chiều từ tim vào hệ mạch.
D. Phân phối áp lực khác nhau lên hai vòng tuần hoàn có kích thước và các đặc điểm khác nhau.
10.Thành phần của dịch tuần hoàn bao gồm:
A. Chỉ gồm các tế bào máu
B. Máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô
C. Huyết tương và tế bào máu.
D. Huyết tương và cách chất hòa tan

Không có nhận xét nào:

$2.THUYẾT MINH VỀ THẦN TƯỢNG

$2: THUY Ế T MINH V Ề TH Ầ N TƯ Ợ NG(BÀI VIẾT SỐ 3) (BTS NHA MỌI NGƯỜI!!) Thanh xuân vì có anh hiện diện mới trở nên hoàn mĩ Tu...