Đề bài: Cảm nhận về chân dung và sự hi sinh của người lính Tây Tiến( khổ 3)
Bài làm:
Em biết không?. Làm sao có thể khắc họa rõ nét được chân dung đấng quân tử chỉ qua vài nét bút trên giấy?. Làm sao có thể ghi xuống những đức tính, những lúc khó khăn gian khổ mà anh bộ đội cụ Hồ đã phải trải qua chỉ bằng một vài ba câu từ?. Ấy vậy mà, Quang Dũng- một người nghệ sĩ đa tài với cái hồn thơ phóng khoáng hồn hậu của ông để cho ta thấy được cái tài tình, cái nên thơ của Tây Tiến, cũng cho ta thấy được vẻ đẹp tráng lệ không thể bì được của Tây Tiến. Hơn thế nữa, ông đã xây dựng thành công hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Đã làm tôi- một con người khô khan bỗng hóa xúc cảm trước những con người dũng cảm kiên cường ấy. Bài thơ được trích trong tập “Mây Đầu Ô”. Nói không ngoa, đoạn thơ nào cũng tràn đầy thi vị, đoạn thơ nào cũng có cái hay để ta trầm ngâm suy ngẫm. Và có lẽ, bức chân dung về người lính Tây Tiến đã đọng lại trong tôi một xúc cảm lâng lâng, vừa bồi hồi, vừa mãnh liệt. Nó đã ôm trọn trái tim nhỏ bé này chỉ qua vài ba câu từ:
“Tây tiến đoàn binh không mọc
tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi
mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu,
anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Này em ơi, mình cùng nhau ngồi xuống uống trà và chiêm nghiệm sự đời em nhé!.
Em biết không, đất nước ta đã trải qua bao nhiêu năm phong kiến, đã trải qua bao phong ba bão táp, đã chứng kiến biết bao anh hùng rỉ máu ngã xuống quê hương thân yêu. Những hình ảnh đó, những khoảnh khắc đó nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn người chiến sĩ đã hy sinh tuổi xanh cho Tổ Quốc. Những người bạn ấy đã trải qua trùng trùng điệp điệp sinh tử, rừng thiêng nước độc. Nói đến quân Tây Tiến thôi, ta đã hiểu và đồng cảm được phần nào với những người anh hùng dân tộc. Trong lúc hành quân lên Tây Bắc, họ đã trải qua xiết bao khó khăn, chống chọi với bệnh sốt rét. Mặt thì xanh xao, khó khăn thì chồng chất, ông trời thật trêu người!. Nhưng không, hình ảnh “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá dữ oai hùm” với động từ “dữ oai hùng” đã tôn lên cái khí phách của quân ta. Rằng, mặc dù bệnh tật khiến con người ta xanh xao, khiến tóc ngày càng vơi đi, khiến người ta dễ đầu hàng số phận, nhưng tuyệt vời thay, cái cốt cách thanh cao, anh dũng của quân lính đã làm cho cuộc hành quân có vẻ trở nên dễ dàng hơn, dễ thở hơn. Chỉ với hai câu ngắn ngủi đủ để làm bật lên khí chất của người lính. Chỉ với hai câu ngắn ngủi, đủ để nói lên rằng dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, chỉ cần luôn có cái đầu lạnh, niềm tin vượt lên tất cả, bạn sẽ làm được. Và, thực vậy, điều này vẫn đúng đối với thế hệ trẻ chúng ta sau này. Một trận hành quân đã tạo nên biết bao bài học kinh nghiệm xương máu cho chúng ta. Chúng ta cần phải biết tinyêu, cần phải biết quý trọng những anh hùng áo vải, anh hùng của tổ quốc, những anh hùng “Nguyện hy sinh tuổi xanh cho tổ quốc”.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Nói không ngoa khi Quang Dũng đã vẽ nên bức tranh quân Tây Tiến quá đẹp đi!. Qua hai câu thơ trên, không biết em thế nào, nhưng với tôi, từ “mộng” này gợi cảm xúc lạ lắm. Mộng bình thường là mơ, nhưng mộng ở đây không hẳn là mơ, hay nói chính xác hơn không thể là mơ. Người chiến sỹ tinh thần thép, sức chiến đấu quật cường và niềm tin mãnh liệt đã vẽ nên bức tranh tương lai của dân tộc. Rằng, dù thế nào, đất nước sẽ được độc lập, dù thế nào, đất nước sẽ được tự do. Những người lính này đã gieo rắc tư tưởng tiểu tư sản cho mọi tầng lớp nhân dân. Bất kể đàn ông hay đàn bà, người già hay người trẻ phải có ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Bên cạnh đó, Quang Dũng đã sáng tạo từ mới một cách thật lạ nhưng cũng thật hay: “Dáng kiều thơm”. Người xưa có quy chuẩn sắc đẹp là Thanh Hương Sắc. Ta có thể hiểu câu thơ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” theo hai nghĩa: Đó là mong muốn mong ước có cuộc sống viên mãn như bao người cùng với người thương, hay đó là hình ảnh một đất nước nên thơ, hình ảnh một đất nước trong ngày độc lập, hình ảnh một đất nước tràn ngập cờ đỏ sao vàng, một đất nước vấn vương đầy tà áo dài nên thơ. Em có cảm thấy như tôi không?
Qua những khoảnh khắc, những viễn cảnh tươi đẹp mà em và tôi đã thường thức, bỗng chốc nỗi kinh hoàng “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Đau đớn thay, người thương bỗng hóa nấm mồ trong nháy mắt. Đau đớn thay, đứa trẻ vừa sinh ra chưa biết cha nói là ai là phải nghìn trùng ly biệt. Đau đớn thay, những người anh em cùng kề vai sát cánh- đồng chí đã ra đi không một lời đưa tiễn.“Rải rác” được đưa lên đầu câu nhằm nhấn mạnh, nhấn mạnh sự tang thương của nhiều gia đình, tang thương của một dân tộc, thây chất thành đống, xung quanh toàn mùi máu tươi, một mùi máu sộc lên sát khí như lời tuyên chiến: Dù bên kia thế giới, chúng tôi cũng bảo vệ Tổ quốc, linh hồn chúng tôi hóa mây trời vvaaxn quyết dùng vận mệnh của mình kề vai sát cánh với tổ quốc này. Bọn thực dân chúng mày sẽ không bao giờ hiểu được thế nào là tình cảm, tình cảm thiêng liêng của anh em dân tộc, một tình cảm có thể gắn kết được bao trái tim lại với nhau, một tình cảm sẽ không bao giờ có trên con quái vật máu lạnh như chúng mày!.
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Đúng vậy, chúng ta phải cùng nhau chiến đấu, phải kề vai sát cánh cùng quân lính dân tộc, luôn giữ vững tinh thần lập trường: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”:
“Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi
Nào có mong chi đâu Ngày Trở Về
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết không lui”....
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Kết hợp hình ảnh tả thực “thay chiếu” và hình ảnh lãng mạn “áo bào” đã tôn lên được cái vẻ đẹp trong con người chiến sĩ. Em biết không, áo bào ngày xưa chỉ dành cho vua chúa thôi, nhưng đây Quang Dũng đã lấy áo bào- áo bộ đội để ôm trọn thi hài cao quý ấy, rằng còn nhiều khó khăn gian khổ, không có mảnh vải để che thân, nhưng vẫn làm Quang Dũng, sông núi, em và tôi kính cẩn nghiêng mình, đưa những linh hồn bất khuất ấy về nơi vốn có của họ, nơi xứng đáng của những bậc anh dũng. Ngoài ra, tiếng gầm của sông Mã- chứng nhân lịch sử như khúc ca đưa tiễn. Tuy có bi đó, nhưng bi tráng không hề bi lụy. Tuy có nước mắt, nhưng những giọt nước mắt đó xứng đáng. giọt nước mắt tiễn đưa những người anh hùng tuyệt vời nhất của dân tộc. Rồi đấy, sau khi tôi cảm nhận đoạn thơ trên bằng chính cảm xúc non nớt của tôi, em không muốn nhắn nhủ gì không?. Em muốn em thêm gia vị để mạch cảm xúc được tốt hơn hay không nhỉ?....
Có thể nói, làm thơ đã khó, tạo dựng lên bức tượng đài về một hình ảnh người lính cụ Hồ của dân tộc lại càng khó hơn. Ấy vậy mà, Quang Dũng đã thật tinh tế và tài tình, sử dụng những động từ mạnh, cách dùng từ mới lạ và sự uyển chuyển trong câu thơ đã họa nên bức chân dung người lính Tây Tiến không lẫn vào đâu được. Với cương vị là cựu Đại đội trưởng đoàn quân Tây Tiến, ông đã vẽ nên một bức tranh có đường nét vô cùng sắc sảo và chính xác về những đồng đội của mình. Chỉ những người đã trải qua, đã chứng kiến những hi sinh mất mát của đồng đội, của quê hương, của dân tộc mới có thể thấu rõ lần nào cảm xúc của đoạn thơ trên, hay đồng cảm cùng Quang Dũng. Đoạn thơ càng tôn lên vẽ bi tráng, bi hùng của người chiến sĩ, tôi, em và các bạn đọc, các bạn ở ba miền tổ quốc càng thêm yêu non sông, đất nước này. Chúng ta cần phải bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước ngày một phồn vinh....
Để kết thúc buổi chiều đàm đạo của tôi và em ngày hôm nay, tôi trầm ngâm thêm một chốc, cảm thụ về thi vị của ý thơ Tây Tiến, cảm thụ về nét họa tuyệt vời về chân dung người lính Tây Tiến. Phải chăng Tây Tiến là phương tiện để ta thêm yêu tổ quốc?. Phải chăng Tây Tiến là con thuyền vỗ bến đưa ta đến cảm xúc thăng hoa trong tình yêu tổ quốc. Ngay tại khoảng khắc này, không biết nói gì hơn, cảm ơn Quang Dũng, người đã gieo niềm tin yêu tổ quốc cho chúng con- những thế hệ trẻ của tổ quốc này và làm chúng con ngày càng muốn trở thành một phần không thể tách rời của tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét