$23. CẢM NHẬN RIÊNG VỀ CHÂN DUNG VÀ SỰ HI SINH CỦA NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN

 Đề bài: Cảm nhận về chân dung và sự hi sinh của người lính Tây Tiến( khổ 3)
                                                                    Bài làm:

            Em biết không?. Làm sao có thể khắc họa rõ nét được chân dung đấng quân tử chỉ qua vài nét bút trên giấy?. Làm sao có thể ghi xuống những đức tính, những lúc khó khăn gian khổ mà anh bộ đội cụ Hồ đã phải trải qua chỉ bằng một vài ba câu từ?. Ấy vậy mà, Quang Dũng- một người nghệ sĩ đa tài với cái hồn thơ phóng khoáng hồn hậu của ông để cho ta thấy được cái tài tình, cái nên thơ của Tây Tiến, cũng cho ta thấy được vẻ đẹp tráng lệ không thể bì được của Tây Tiến. Hơn thế nữa, ông đã xây dựng thành công hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Đã làm tôi- một con người khô khan bỗng hóa xúc cảm trước những con người dũng cảm kiên cường ấy. Bài thơ được trích trong tập “Mây Đầu Ô”. Nói không ngoa, đoạn thơ nào cũng tràn đầy thi vị, đoạn thơ nào cũng có cái hay để ta trầm ngâm suy ngẫm. Và có lẽ, bức chân dung về người lính Tây Tiến đã đọng lại trong tôi một xúc cảm lâng lâng, vừa bồi hồi, vừa mãnh liệt. Nó đã ôm trọn trái tim nhỏ bé này chỉ qua vài ba câu từ:

                    “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
                      Quân xanh màu lá dữ oai hùm
                      Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                      Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
                      Rải rác biên cương mồ viễn xứ
                      Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
                      Áo bào thay chiếu, anh về đất
                      Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

            Này em ơi, mình cùng nhau ngồi xuống uống trà và chiêm nghiệm sự đời em nhé!.

            Em biết không, đất nước ta đã trải qua bao nhiêu năm phong kiến, đã trải qua bao phong ba bão táp, đã chứng kiến biết bao anh hùng rỉ máu ngã xuống quê hương thân yêu. Những hình ảnh đó, những khoảnh khắc đó nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn người chiến sĩ đã hy sinh tuổi xanh cho Tổ Quốc. Những người bạn ấy đã trải qua trùng trùng điệp điệp sinh tử, rừng thiêng nước độc. Nói đến quân Tây Tiến thôi, ta đã hiểu và đồng cảm được phần nào với những người anh hùng dân tộc. Trong lúc hành quân lên Tây Bắc, họ đã trải qua xiết bao khó khăn, chống chọi với bệnh sốt rét. Mặt thì xanh xao, khó khăn thì chồng chất, ông trời thật trêu người!. Nhưng không, hình ảnh “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá dữ oai hùm” với động từ “dữ oai hùng” đã tôn lên cái khí phách của quân ta. Rằng, mặc dù bệnh tật khiến con người ta xanh xao, khiến tóc ngày càng vơi đi, khiến người ta dễ đầu hàng số phận, nhưng tuyệt vời thay, cái cốt cách thanh cao, anh dũng của quân lính đã làm cho cuộc hành quân có vẻ trở nên dễ dàng hơn, dễ thở hơn. Chỉ với hai câu ngắn ngủi đủ để làm bật lên khí chất của người lính. Chỉ với hai câu ngắn ngủi, đủ để nói lên rằng dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, chỉ cần luôn có cái đầu lạnh, niềm tin vượt lên tất cả, bạn sẽ làm được. Và, thực vậy, điều này vẫn đúng đối với thế hệ trẻ chúng ta sau này. Một trận hành quân đã tạo nên biết bao bài học kinh nghiệm xương máu cho chúng ta. Chúng ta cần phải biết tinyêu, cần phải biết quý trọng những anh hùng áo vải, anh hùng của tổ quốc, những anh hùng “Nguyện hy sinh tuổi xanh cho tổ quốc”.

                    “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

                      Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

            Nói không ngoa khi Quang Dũng đã vẽ nên bức tranh quân Tây Tiến quá đẹp đi!. Qua hai câu thơ trên, không biết em thế nào, nhưng với tôi, từ “mộng” này gợi cảm xúc lạ lắm. Mộng bình thường là mơ, nhưng mộng ở đây không hẳn là mơ, hay nói chính xác hơn không thể là mơ. Người chiến sỹ tinh thần thép, sức chiến đấu quật cường và niềm tin mãnh liệt đã vẽ nên bức tranh tương lai của dân tộc. Rằng, dù thế nào, đất nước sẽ được độc lập, dù thế nào, đất nước sẽ được tự do. Những người lính này đã gieo rắc tư tưởng tiểu tư sản cho mọi tầng lớp nhân dân. Bất kể đàn ông hay đàn bà, người già hay người trẻ phải có ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Bên cạnh đó, Quang Dũng đã sáng tạo từ mới một cách thật lạ nhưng cũng thật hay: “Dáng kiều thơm”. Người xưa có quy chuẩn sắc đẹp là Thanh Hương Sắc. Ta có thể hiểu câu thơ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” theo hai nghĩa: Đó là mong muốn mong ước có cuộc sống viên mãn như bao người cùng với người thương, hay đó là hình ảnh một đất nước nên thơ, hình ảnh một đất nước trong ngày độc lập, hình ảnh một đất nước tràn ngập cờ đỏ sao vàng, một đất nước vấn vương đầy tà áo dài nên thơ. Em có cảm thấy như tôi không?

            Qua những khoảnh khắc, những viễn cảnh tươi đẹp mà em và tôi đã thường thức, bỗng chốc nỗi kinh hoàng “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Đau đớn thay, người thương bỗng hóa nấm mồ trong nháy mắt. Đau đớn thay, đứa trẻ vừa sinh ra chưa biết cha nói là ai là phải nghìn trùng ly biệt. Đau đớn thay, những người anh em cùng kề vai sát cánh- đồng chí đã ra đi không một lời đưa tiễn.“Rải rác” được đưa lên đầu câu nhằm nhấn mạnh, nhấn mạnh sự tang thương của nhiều gia đình, tang thương của một dân tộc, thây chất thành đống, xung quanh toàn mùi máu tươi, một mùi máu sộc lên sát khí như lời tuyên chiến: Dù bên kia thế giới, chúng tôi cũng bảo vệ Tổ quốc, linh hồn chúng tôi hóa mây trời vvaaxn quyết dùng vận mệnh của mình kề vai sát cánh với tổ quốc này. Bọn thực dân chúng mày sẽ không bao giờ hiểu được thế nào là tình cảm, tình cảm thiêng liêng của anh em dân tộc, một tình cảm có thể gắn kết được bao trái tim lại với nhau, một tình cảm sẽ không bao giờ có trên con quái vật máu lạnh như chúng mày!.

                    “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

            Đúng vậy, chúng ta phải cùng nhau chiến đấu, phải kề vai sát cánh cùng quân lính dân tộc, luôn giữ vững tinh thần lập trường: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”:

                    “Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi

                      Nào có mong chi đâu Ngày Trở Về

                      Ra đi ra đi bảo tồn sông núi

                      Ra đi ra đi thà chết không lui”....


                    “Áo bào thay chiếu anh về đất

                      Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

            Kết hợp hình ảnh tả thực “thay chiếu” và hình ảnh lãng mạn “áo bào” đã tôn lên được cái vẻ đẹp trong con người chiến sĩ. Em biết không, áo bào ngày xưa chỉ dành cho vua chúa thôi, nhưng đây Quang Dũng đã lấy áo bào- áo bộ đội để ôm trọn thi hài cao quý ấy, rằng còn nhiều khó khăn gian khổ, không có mảnh vải để che thân, nhưng vẫn làm Quang Dũng, sông núi, em và tôi kính cẩn nghiêng mình, đưa những linh hồn bất khuất ấy về nơi vốn có của họ, nơi xứng đáng của những bậc anh dũng. Ngoài ra, tiếng gầm của sông Mã- chứng nhân lịch sử như khúc ca đưa tiễn. Tuy có bi đó, nhưng bi tráng không hề bi lụy. Tuy có nước mắt, nhưng những giọt nước mắt đó xứng đáng. giọt nước mắt tiễn đưa những người anh hùng tuyệt vời nhất của dân tộc. Rồi đấy, sau khi tôi cảm nhận đoạn thơ trên bằng chính cảm xúc non nớt của tôi, em không muốn nhắn nhủ gì không?. Em muốn em thêm gia vị để mạch cảm xúc được tốt hơn hay không nhỉ?....

            Có thể nói, làm thơ đã khó, tạo dựng lên bức tượng đài về một hình ảnh người lính cụ Hồ của dân tộc lại càng khó hơn. Ấy vậy mà, Quang Dũng đã thật tinh tế và tài tình, sử dụng những động từ mạnh, cách dùng từ mới lạ và sự uyển chuyển trong câu thơ đã họa nên bức chân dung người lính Tây Tiến không lẫn vào đâu được. Với cương vị là cựu Đại đội trưởng đoàn quân Tây Tiến, ông đã vẽ nên một bức tranh có đường nét vô cùng sắc sảo và chính xác về những đồng đội của mình. Chỉ những người đã trải qua, đã chứng kiến những hi sinh mất mát của đồng đội, của quê hương, của dân tộc mới có thể thấu rõ lần nào cảm xúc của đoạn thơ trên, hay đồng cảm cùng Quang Dũng. Đoạn thơ càng tôn lên vẽ bi tráng, bi hùng của người chiến sĩ, tôi, em và các bạn đọc, các bạn ở ba miền tổ quốc càng thêm yêu non sông, đất nước này. Chúng ta cần phải bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước ngày một phồn vinh....

            Để kết thúc buổi chiều đàm đạo của tôi và em ngày hôm nay, tôi trầm ngâm thêm một chốc, cảm thụ về thi vị của ý thơ Tây Tiến, cảm thụ về nét họa tuyệt vời về chân dung người lính Tây Tiến. Phải chăng Tây Tiến là phương tiện để ta thêm yêu tổ quốc?. Phải chăng Tây Tiến là con thuyền vỗ bến đưa ta đến cảm xúc thăng hoa trong tình yêu tổ quốc. Ngay tại khoảng khắc này, không biết nói gì hơn, cảm ơn Quang Dũng, người đã gieo niềm tin yêu tổ quốc cho chúng con- những thế hệ trẻ của tổ quốc này và làm chúng con ngày càng muốn trở thành một phần không thể tách rời của tổ quốc.


$22. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT(PHẦN 2)

TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT(PHẦN 2)

11. Tiêu hóa cơ học được hiểu:
A. Là quá trình biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ thấm đều dịch tiêu hóa, tạo điều kiện
cho tiêu hóa hóa học.
B. Là quá trình biến đổi thức ăn thành những phân tử phức tạp, cơ thể khó hấp thụ được.
C. Là quá trình biến đổi thức ăn dưới tác dụng của các enzyme do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
D. Là quá trình biến đổi thức ăn thành những phân tử đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

12. Cho các loài sinh vật sau: (1) Thủy tức (2) Trùng am ip (3) Chim (4) Thỏ  (5) Trùng giày (6) San hô (7) Hải quỳ (8) Giun đất
Số loài có cơ quan tiêu hóa là túi tiêu hóa là:
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
13. Ở một số loài động vật đa bào bậc thấp, dịch tiêu hoá có chứa các enzyme được sinh ra từ
A. Ribosome
B. Lyzosome.
C. Hoặc lyzosome hoăc lưới nội chất
D. Các tế bào tuyến.
14. Cho các nhận xét:
(1) Chủ yếu thức ă n được tiêu hóa nội bào nên hiệu quả tiêu hóa cao.
(2) Bước đầu đã có cơ quan tiêu hóa riêng biệt mặc dù đơn giản.
(3) Tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn.
(4) Có sự kết hợp giữa 2 hình thức tiêu hóa là tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
Có bao nhiêu ý đúng về ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu h óa so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
15. Trong quá trình tiêu hóa của thủy tức, tại sao thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
A. Toàn bộ thức ăn bị phân giải thành những chất đơn giản và có thể hấp thu.
B. Vì chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được.
C. Vì thức ăn bị trộn lẫn với chất thải.
D. Vì túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa.
16. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào – tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào – tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa nội bào – tiêu hóa ngoại bào – tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào – tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào – tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào – tiêu hóa nội bào – tiêu hóa ngoại bào.
17. Cho các phát biểu sau:
(1) Ở dạ dày chỉ diễn ra quá trình tiêu hóa cơ học.
(2) Ở miệng chỉ có quá trình tiêu hóa cơ học là cắn , xé, nghiền thức ăn thành những mảnh nhỏ.
(3) Ở ruột chủ yếu diễn ra quá trình tiêu hóa hóa học, tiêu hóa các nhóm chất dinh dưỡng.
(4) Ở dạ dày và ở miệng diễn ra cả quá trình tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
18. Trật tự chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa của chim là:
A. Miệng → thực quản → diều → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột non → ruột già → huyệt.
B. Miệng → diều→ thực quản → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột non → ruột già → huyệt.
C. Miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột non → ruột già → huyệt.
D. Miệng → diều→ thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột non → ruột già → huyệt.
19.Trật tự chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa của người là: 
A. Miệng → hầu → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → hậu môn.
B. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
C. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột già → ruột non → hậu môn.
D. Miệng → dạ dày → thực quản → ruột già → ruột non → hậu môn.
20. Cho các đặc điểm sau:
(1) Hình túi, được tạo th ành từ nhiều tế bào.
(2) Trật tự chuyển thức ăn trong túi tiêu hóa: miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.
(3) Có một lỗ thông duy nhất vừa làm chức năng miệng, vừa làm chức năng hậu môn.
(4) Các tế bào tuyến chỉ tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein.
(5) Thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzyme vào lòng túi tiê u hóa.
Số đặc điểm của túi tiêu hóa:
A. 3
B. 4
C. 1

D. 2

$21. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT(PHẦN 1)

TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT(PHẦN 1)
1. Cho các nhận xét sau:
(1) Động vật không có cơ quan tiêu hóa thì không có tiêu hóa ngoại bào.
(2) Động vật có túi tiêu hóa có thể ăn được nguyên cả con mồi.
(3) Trùng amip phải nhờ enzyme của lizoxom phân giải thức ăn .
(4) Sứa có thể tiêu hóa cơ học nhờ sự co bóp của thành túi tiêu h óa.

Số nhận xét không đúng là:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
2. Trong mề gà thường có những hạt sạn hay sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng:
A. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn.
B. Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa.
C. Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà.
D. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch.
3. Ở động vật đa bào bậc cao, quá trình tiêu hoá được thực hiện ở:
A. Cả ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
B. Quá trình biến đổi cơ học và hoá học.
C. Tuyến tiêu hoá.
D. Ống tiêu hoá.
4. Đối với động vật đơn bào:
A. Thức ăn được tiêu hóa trong ống tiêu hóa.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
C. Thức ăn được tiêu hóa nội bào (trong không bào tiêu hóa).
D. Thức ăn được tiêu hóa trong túi tiêu hóa.
5. Quá trình tiêu hóa được hiểu là:
A. Là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
B. Là quá trình làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
C. Là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ
thể hấp thụ được.
D. Là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
6. Quá trình tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được
hấp thụ vào máu.
B. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào
mọi tế bào.
C. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào
máu.
D. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được
hấp thụ vào mọi tế bào.
7. Cho các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:
(1) Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa
trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
(2) Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
(3) Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzyme của lizoxom vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức
tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Trình tự đúng của quá trình tiêu hóa nội bào là:
A. 2 →3 →1
B. 1 →2 →3
C. 2 →1 →3
D. 3 →2 →1
8. Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim có một số bộ phận khác với ống tiêu hóa ở người. Số nhận xét chính xác về chức năng của các bộ phận đó là:
(1) Diều ở giun đất, châu chấu và chim là nơi ch ứa và làm mềm thức ăn.
(2) Mề (dạ dày cơ) ở chim có chức năng tiêu hóa cơ học, nghiền nát thức ăn dạng hạt.
(3) Dạ dày tuyến ở có chức năng chủ yếu là tiêu hóa cơ học.
(4) Dạ dày cơ ở chim kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức ăn.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
9. Khi nói về quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau, cho các đặc điểm:
(1) Thức ăn đi theo một chiều.
(2) Thức ăn và chất thải lẫn vớ i nhau, dịch tiêu hóa bị hòa loãng cùng nước.
(3) Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
(4) Được phân thành các bộ phận dẫn đến sự chuyên hóa v ề chức năng.
(5) Chỉ diễn ra quá trình tiêu hóa hóa học dẫn đến hiệu quả tiêu hóa cao hơn.
Có bao nhiêu đặc điểm cho thấy ưu thế của hình thức tiêu hóa nhờ ống tiêu h óa so với tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa:
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
10. Cho các giai đoạn tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa ở thủy tức:
(1) Thức ăn được tiêu hóa nội bào để tạo thành chất dinh dưỡng đơn giản được cơ thể hấp thụ, phần cặn bã được thải ra ngoài qua lỗ
miệng.
(2) Các tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hóa một phần thức ăn (tiêu hóa ngoại bào).
(3) Thức ăn qua lỗ miệng vào túi tiêu hóa.
Trình tự đúng của quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa là:
A. 1 →2 →3
B. 3 →2 →1
C. 1 →3 →2
D. 2 →3 →1

$20. TUẦN HOÀN MÁU(PHẦN HAI)

                                          TUẦN HOÀN MÁU(PHẦN HAI)
11.Đối tượng động vật nào sau đây có đặc điểm máu chảy dưới áp lực thấp đổ vào xoang cơ thể sau đó được tái hấp thu vào trong hệ thống tĩnh mạch và trở về tim?
A. Châu chấu
B. Bò sát
C. Lưỡng cư
D. Rùa
12.Nhóm/các nhóm sinh vật nào sau đây tim có 4 buồng (ngăn)
A. Chỉ có chim và thú
B. Chỉ có nhóm thú
C. Cá sấu, chim và thú
D. Bò sát và thú
13.Ở các loài chưa có hệ tuần hoàn, mô tả nào sau đây là đúng về đặc điểm cơ thể của chúng?
A. Kích thước lớn, tỉ lệ diện tích cơ thể so với khối lượng cơ thể lớn.
B. Kích thước nhỏ, tỉ lệ diện tích cơ thể so với thể tích rất lớn.
C. Kích thước lớn, tỉ lệ diện tích cơ thể so với thể tích rất nhỏ.
D. Kích thước lớn, tỉ lệ diện tích cơ thể so với thể tích lớn.
14.“Chúng không có hệ tuần hoàn, các hoạt động trao đổi chất được thực hiện qua bề mặt cơ thể”. Đây là mô tả về:
A. Cá sụn
B. Cá xương
C. Lưỡng cư
D. Động vật đơn bào
15.Ở hệ tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Áp lực của dòng dịch tuần hoàn tác động lên thành mạch là thấp.
B. Hệ thống tĩnh mạch có van khiến dịch tuần hoàn chỉ đi theo một chiều về tim mà không đi
ngược.
C. Xuất hiện ở đa số thân mềm như mực ống, bạch tuộc và nhiều loại chân khớp.
D. Máu từ động mạch được đẩy vào xoang cơ thể rất rộng tốc độ dòng máu thấp.
16.Đối tượng sinh vật có hệ tuần hoàn kép gồm 2 vòng tuần hoàn, vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ là:
A. Cá sụn
B. Thú họ mèo
C. Cá cóc tam đảo
D. Cá xương
17.Để vận chuyển oxy từ hệ hô hấp đến cơ, cơ thể cần đến:
A. Hệ tiêu hóa
B. Hệ tuần hoàn
C. Hệ hô hấp
D. Hệ cơ xương, vận động
18.Ở các loài động vật có hệ tuần hoàn kép, dòng máu vận động trong vòng tuần hoàn nhỏ theo các bước:
A. Tim → động mạch nghèo O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim.
B. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch ít CO2 → tim.
C. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim.
D. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu O2 → tim.
19.Động mạch phổi ở người:
A. Mạch xuất phát từ tâm thất trái đi đến phổi.
B. Mạch xuất phát từ tâm thất phải đi đến phổi.
C. Mạch xuất phát từ phổi và mang máu về tim tại tâm thất phải.
D. Mạch xuất phát từ phổi và mang máu đi nuôi cơ thể.
20.Đặc điểm nào sau đây xuất hiện trong hoạt động của hệ tuần hoàn kín?
A. Hoạt động của tim co bóp tạo ra áp suất thấp đẩy máu vào xoang cơ thể, sau đó được đưa về
tim nhờ tĩnh mạch.
B. Tim co bóp tạo ra áp suất lớn đẩy máu vào các động mạch được nối với tĩnh mạch thông qua
xuang của cơ thể.
C. Tim co bóp tạo ra áp suất âm tống máu vào cách động mạch nối với các tĩnh mạch bằng hệ
thống mao mạch.
D. Hoạt động của tim tạo ra áp lực lớn đẩy máu vào các động mạch, động mạch phân nhánh
thành các tiểu động mạch, mao động mạch mang chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

$19. TUẦN HOÀN MÁU(PHẦN 1)

                                                      TUẦN HOÀN MÁU(PHẦN 1)
1. Khi nói về hệ tuần hoàn kín, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào không chính xác?
A. Hệ tuần hoàn kín có thể có tim hai buồng (ngăn); ba buồng (ngăn) hoặc bốn buồng (ngăn).
B. Tất cả các loài lưỡng cư và bò sát, tim đều có 3 ngăn, trong khi ở cá xương tim có 2 ngăn.
C. Vòng tuần hoàn lớn có nhiệm vụ đưa máu vào hệ thống mao động mạch nhằm cung cấp oxy cho mô và cơ quan.
D. Ở cá, động mạch lưng chứa máu đỏ tươi mang nhiều oxy đi nuôi cơ thể.
2.Trong số các phát biểu sau đây về hoạt động và cấu trúc của hệ tuần hoàn ở các loài động vật, phát biểu nào không chính xác?
A. Ở động vật có hệ tuần hoàn, sự vận động của dịch tuần hoàn do lực đẩy tạo ra từ sự co thắt của
tim.
B. Ở động vật đa bào, kích thước cơ thể lớn và hầu hết tế bào của chúng có thể trao đổi chất trực
tiếp với môi trường bên ngoài.
C. Ở người, dịch tuần hoàn gồm có thành phần tế bào và thành phần vô bào, cả hai đều có vai trò
vận chuyển chất.
D. Máu và dịch mô được vận động khắp cơ thể, cung cấp cho các tế bào các chất dinh dưỡng cần
thiết đồng thời mang các chất thải đến cơ quan bài tiết.
3.Đối tượng động vật nào dưới đây trong cơ thể có 1 tim với 2 buồng: tâm thất và tâm nhĩ?
A. Bò sát
B. Ốc sên
C. Cá xương
D. Cá sấu
4.Trong số đối tượng động vật sau đây, đối tượng nào tim có 4 ngăn (buồng)?
A. Cá cóc
B. Rùa
C. Rắn
D. Cá sấu
5.Đối tượng động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Chim
B. Ốc sên
C. Cá xương
D. Cá sụn
6.Sự vận động của dòng màu trong cơ thể sinh vật có hệ tuần hoàn kín:
A. Máu được điều hòa và đưa đến cách cơ quan một cách chậm chạp với áp lực thấp.
B. Máu không được điều hòa và đưa đến các cơ quan một cách chậm chạp.
C. Máu được điều hòa và phân phối một cách nhanh chóng đến các cơ quan.
D. Máu không được điều hòa và được đưa đến các cơ quan một cách nhanh chóng.
7.Trong số các phát biểu sau đây về hoạt động của hệ tuần hoàn:
(1). Tim hoạt động như một máy bơm hút và đẩy máu đi trong v òng tuần hoàn.
(2). Máu vận động theo vòng tuần hoàn chỉ có ở động vật có hệ tuần hoàn kín.
(3). Hệ tuần hoàn đơn có một vòng tuần hoàn và máu chảy trong hệ mạch với t ốc độ trung bình.
(4). Ở hệ tuần hoàn kép, áp lực của dòng máu lên thành động mạch là lớn hơn so với hệ tuần hoà n đơn và hệ tuần hoàn hở.
Số phát biểu không chính xác là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
8.Về hệ tuần hoàn kín, cho các nhận định sau:
(1). Hệ tuần hoàn kín có áp lực dòng dịch tuầ n hoàn lên thành mạch cao hơn so với hệ tuần hoàn hở.
(2). Cấu trúc hệ tuần hoàn kín ở lưỡng cư dẫn đến hình dạng máu pha trộn giữa máu đỏ thẫm và máu đỏ tươi.
(3). Vòng tuần hoàn nhỏ trong hệ tuần hoàn kép đánh dấu sự xuất hiện của phổi.
(4). Trong quá trình tiến hóa của tim, vách ngăn hụt giữa tâm thất dần đẩy lên và khép kín phân tách 2 nửa tâm thất thành 2 ngăn
tim có tác dụng chấm dứt việc hình thành máu pha.
Số khẳng định đúng là:
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
9.Ở chim và thú có sự xuất hiện của 2 tâm thất, ngoài tác dụng phân tách tim thành 2 nửa riêng biệt còn có ý nghĩa trong:
A. Lực co thắt ở mỗi tâm thất khác nhau nên bù trừ được cho nhau và tiết kiệm năng lượng.
B. Tạo ra áp lực co thắt mạnh cho cả hai vòng tuần hoàn để đẩy máu đi.
C. Cho phép máu chỉ lưu thông theo một chiều từ tim vào hệ mạch.
D. Phân phối áp lực khác nhau lên hai vòng tuần hoàn có kích thước và các đặc điểm khác nhau.
10.Thành phần của dịch tuần hoàn bao gồm:
A. Chỉ gồm các tế bào máu
B. Máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô
C. Huyết tương và tế bào máu.
D. Huyết tương và cách chất hòa tan

$18. ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KỲ I sinh học 11


SỞ GD VÀ ĐT KON TUM     ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KỲ I  - NĂM HỌC 2019-2020               
       TRƯỜNG THPT                                               MÔN:      SINH HỌC                       LỚP: 11
    NGUYỄN VĂN CỪ                                 Thời gian:    45 phút   (không kể thời gian phát đề)
           ------------------                           ---------------------------------------------
MÃ ĐỀ: 209                                             (Đề gồm có  03  trang)

Chọn câu trả lời đúng nhất  tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm
Câu 1: Điểm giống nhau trong  pha tối của quá trình quang hợp giữa các nhóm thực vật C3, C4 và CAM là
A. chỉ xảy ra vào ban đêm                                       B. đều có chu trình Canvin
C. đều diễn ra tại tế bào bao bó mạch                     D. chỉ xảy ra vào ban ngày
Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây có bao nhiêu trường hợp rễ cây hấp thụ ion K+ mà không cần phải tiêu tốn năng lượng ATP?

Nồng độ ion K+ ở rễ
Nồng độ ion K+ ở đất
1
0,2%
0,5%
2
0,6%
0,4%
3
0,3%
0,6%
4
0,1%
0,3%

A. 4                                  B. 2                                  C. 3                                  D. 1
Câu 3: Cho sơ đồ mô tóm tắt mối quan hệ giữa 2 pha trong quang hợp như sau:
 
 






Các số tương ứng I, II, 1, 2, 3, 4 lần lượt sẽ là:
A. (I) Pha tối, (II) pha sáng , (1) H2O, (2) ATP, (3) NADPH, (4) CO­2
B. (I) Pha tối, (II) pha sáng , (1) CO­2, (2) ATP, (3) NADPH, (4) H2O
C. (I) Pha sáng, (II) pha tối  , (1) CO­2, (2) ADP, (3) NADPH, (4) H2O
D. (I) Pha sáng, (II) pha tối, (1) H2O, (2) ATP, (3) NADPH, (4) CO­2
Câu 4: Thực hiện thí nghiệm : Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu  cây (ngô, lúa,…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá.  Một học sinh đã nêu các nhận xét như sau:
(1) Hiện tượng này được gọi là rỉ nhựa.
(2) Do áp suất rễ đẩy nước lên lá, không thoát được thành hơi nên ứ thành giọt trên mép lá.
(3) Có sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tinh.
(4) Hơi nước thoát ra từ lá đã đọng lại trên phiến lá.
(5) Hiện tượng trên chỉ xảy ra ở cây bụi thấp và cây thân thảo
Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về thí nghiệm trên?
A. 4                                  B. 3                                  C. 5                                  D. 2
Câu 5: Những cây thuộc nhóm C4 
A. Lúa, khoai, sắn, đậu                                            B. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng
C. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu                            D. Rau dền, kê, diếp cá
Câu 6: Khi nói về cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cây chỉ hấp thụ khoáng ở dạng ion và quá trình hấp thụ khoáng luôn đi kèm hấp thụ nước
B. Sự hấp thụ các ion khoáng theo cơ chế thụ động không tiêu tốn năng lượng ATP
C. Quá trình hô hấp của tế bào rễ có liên quan đến khả năng hút khoáng của tế bào lông hút
D. Tất cả các loại ion khoáng đều được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động
Câu 7: Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào nội bì của rễ                                             B. Tế bào mạch cây của rễ
C. Tế bào biểu bì của rễ                                           D. Tế bào mạch gỗ của rễ
Câu 8: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Sắt                              B. Mangan                       C. Nitơ                            D. Bo
Câu 9: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu
A. Xitôkinin và ancaloit                                          B. nước và các ion khoáng
C. saccarozơ và axit amin                                        D. axitamin và vitamin
Câu 10: Trong thí nghiệm thoát hơi nước ở lá, người ta dùng giấy thấm tẩm dung dịch
A. Natri clorua 9%          B. Canxi clorua 9%         C. Coban clorua 5%        D. Bari clorua 5%
Câu 11: Muốn hoa cắm bình tươi lâu, trước khi cắm vào lọ, ta cần cắt ngầm trong nước một đoạn cuối cành hoa sau đó cắm ngay vào lọ nước. Điều này có tác dụng
A. giúp cho diện tích tiếp xúc giữa cành hoa và nước trong chậu tăng lên giúp lấy được nhiều nước
B. giúp loại bỏ bọt khí để sự vận chuyển chất hữu cơ diễn ra liên tục trong mạch gỗ
C. giúp cho diện tích tiếp xúc giữa cành hoa và nước trong chậu tăng lên giúp lấy được nhiều chất sinh dưỡng
D. giúp loại bỏ bọt khí để dòng nước trong mạch gỗ  được vận chuyển liên tục
Câu 12: Sản phẩm  tạo thành chủ yếu trong điều kiện cây quang hợp ở miền ánh sáng đỏ là
A. cacbohydrat và protein                                       B. lipit và cacbohydrat
C. cacbohydrat                                                        D. axit amin, protein
Câu 13: Cần dùng cồn trong thí nghiệm phát hiện sắc tố vì
A. cồn  làm mô lá vỡ ra và giải phóng sắc tố           B. cồn làm lá mềm nhanh nên dễ tách sắc tố
C. cồn bảo vệ sắc tố không biến chất                      D. cồn hòa tan được sắc tố
Câu 14: Trong một khu vườn có nhiều loài hoa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận định nào sau đây hợp lý nhất về biểu hiện khác biệt của cây này là
A. có thể cây này đã được bón thừa kali
B. có thể cây đã bị tán các cây gỗ lớn che khuất
C. có thể cây này đã được bón thừa nitơ
D. có thể cây này mọc ở vùng đất có nguồn nước dồi dào
Câu 15: Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây?
A. Ở chất nền của lục lạp                                        B. Ở màng tilacoit
C. Ở xoang tilacoit                                                  D. Ở tế bào chất của tế bào lá
Câu 16: Khi nhiệt độ cao và lượng ôxi hoà tan cao hơn lượng CO2 trong lục lạp, sự tăng trưởng không giảm ở cây
A. dừa                                                                      B. ngô
C. đậu                                                                      D. lúa
Câu 17: Trong quá trình chuyển hóa nito hữu cơ ở xác sinh vật trong đất thành dạng nito khoáng mà cây có thể hấp thụ được, vi khuẩn amon hóa có vai trò nào sau đây?
A. Chuyển nito hữu cơ thành NH4+                        B. Chuyển NO2 thành NO3-
C. Chuyển NO3- thành NO2                                    D. Chuyển NH4+ thành NO3-
Câu 18: Thoát hơi nước qua lá bằng con đường
A. qua cutin, mô giậu                                              B. qua khí khổng, cutin
C. qua khí khổng, mô giậu                                      D. qua cutin, biểu bì
Câu 19: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là
A. rượu etylic + CO2                                               B. rượu etylic + năng lượng
C. rượu etylic + CO2 + năng lượng                         D. axit lactic + CO2 + năng lượng
Câu 20: Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến 100m?
   1. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh.
   2. Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước.
   3. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ.
   4. Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ.
Phương án đúng là:
A. 2,3                               B. 3,4                               C. 1,4                              D. 2,4
Câu 21: Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín và bình 4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.
II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
III. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm.
IV. Nồng độ CO2 ở bình 3 tăng.
A. 2                                  B. 4                                  C. 3                                  D. 1
Câu 22: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ  khi cây bị thiếu nước
B. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp là nguyên liệu của pha tối
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp
D. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng
Câu 23: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuộc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.  Nhận xét nào sau đây là về thí nghiệm trên là hợp lý ?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Cây A có thể là thực vật C4, cây B có thể là thực vật C3
(3) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sáng tăng làm cho cây A phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp
(4) Cây B chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
A. (1), (2) và (3)              B. (1), (2) và (4)               C. (2), (3) và (4)              D. (1) , (3) và (4)
Câu 24: Cây trồng hấp thụ nitơ chủ yếu ở dạng
A. NO2- và NH4+             B. NO3- và NH4+             C. NO  và NH3                D. NO3- và N2
Câu 25: Oxi thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ
A. sự phân giải CO2                                                 B. sự quang phân li nước
C. quá trình phân giải cacbohiđrat                           D. sự cố định CO2
Câu 26: Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây:
                1. Gây độc hại đối với cây.
                2.Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
                3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.
                4. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
A. 1, 2, 3                          B. 1, 2, 4                          C. 1, 2                              D. 1, 2, 3, 4
Câu 27:  Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A. Rễ                               B. Thân                            C.                                D. Quả
Câu 28: Lượng CO2 hấp thụ và lượng O2 giải phóng của 1 ha rừng cho năng suất 22 tấn sinh khối/ năm lần lượt khoảng từ
A. 32,27 tấn và 23,47 tấn                                        B. 35,27 tấn và 25,67 tấn
C. 22 tấn và 16 tấn                                                  D. 16 tấn và 22 tấn
Câu 29: Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua các con đường nào?
A. Con đường qua chất nguyên sinh – con đường gian bào
B. Con đường qua không bào – con đường gian bào
C. Con đường qua thành tế bào -  con đường không bào
D. Con đường qua chất nguyên sinh – con đường không bào
Câu 30: Bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp?
A. Ty thể                         B. Diệp lục                      C. Lục lạp                        D. Grana

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------


$2.THUYẾT MINH VỀ THẦN TƯỢNG

$2: THUY Ế T MINH V Ề TH Ầ N TƯ Ợ NG(BÀI VIẾT SỐ 3) (BTS NHA MỌI NGƯỜI!!) Thanh xuân vì có anh hiện diện mới trở nên hoàn mĩ Tu...