$10.PHÂN HỖN HỢP,PHÂN VI LƯỢNG

THUYẾT TRÌNH VỀ PHÂN HỖN HỢP- PHÂN VI LƯỢNG

$9.BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT_TÁC GIẢ

THUYẾT TRÌNH VỀ TÁC GIẢ CAO BÁ QUÁT
"BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT"

CAO BÁ QUÁT
* Thân thế và sự nghiệp(1808-1855)
#Cao Bá Quát nhân tài kiệt xuất trời Nam, một con người nổi tiếng văn hay chữ tốt được dân gian tôn xưng là “Thánh Quát”. Quá tài giỏi nhưng vì khí khái kiêu căng, ngạo nghễ nên cuộc đời ông gặp đầy gian truân…
# Cao Bá Quát là người rất bản lĩnh. Ông dù sống một đời thanh bần nhưng luôn coi thường những kẻ khom lưng, luồn cúi để được giàu sang, và là người thường tự tin rằng có thể thay đổi được vận mệnh của đời mình. Khi ra làm quan, ông muốn đem tài năng giúp đời, nhưng rồi sớm nhận ra có những vấn đề không thể thay đổi được.
#Những lúc cảm thấy như bất lực trước thời cuộc ấy, ông muốn hưởng an nhàn. Nhưng khi chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân ông lại không thể. Cuối cùng, con đường ông lựa chọn là tham gia khởi nghĩa nông dân.

- Cao Bá Quát tự là Chu Thần , hiệu là Cúc đường -ông sinh tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm , tỉnh Bắc Ninh( nay thuộc quận Long Biên , Hà Nội). Ông là quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. 
- Xuất thân: trong một gia đình nhà nho nghèo. Thân sinh của ông sống vào thời Lê Mạc , xà hội loạn lạc lạc nên không đi thi để làm quan mà sống bằng nghề dạy học . Ngay từ nhỏ ông đã là 1 người thông minh, bản lĩnh, văn hay, chữ tốt:
+ 14 tuổi ông đã trúng tuyển kì thi hạch ở Bắc Ninh.
+ Năm 1831, ông đậu Á nguyên trường thi Hà Nội nhưng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ kiếm cớ xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ Cử nhân. Sau đó trong chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng. Không phải do ông bất tài mà vì ông là người cương trực nên bị bọn quan lại ghen ghét. Mặt khác ông vốn là người tự do, phóng túng nên không chịu viết văn theo khuôn phép trường thi.
- Năm 1841, quan đầu tỉnh Bắc Ninh đề cử ông với triều đình . Ông vào cung nhận chức hành tẩu bộ Lễ. (Hành tẩu bộ Lễ là một chức quan rất nhỏ . Bộ lễ nơi làm việc của các quan văn nhiều chức , hành tẩu nhỏ nhất là chân thư kí)
------
- Ít lâu sau ông được cử chấm thi Hương ở Thừa Thiên. Ông và bạn đồng sư là Phan Nhạ dùng khói đèn chữa một ít văn hay mà phạm húy toan cứu vớt người tài. Việc bị phát giác ông bị kết tội chết. Nhưng vua Thiệu Trị giảm tội cho ông chỉ bị cách chức và phát phối vào Đà Nẵng. Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, ông được triều đình tạm tha, nhưng phải đi xuất dương hiệu lực (để lấy công chuộc tội) trong phái bộ do Đào Trí Phú làm trưởng đoàn. Phái đoàn ông đi sang Batavia (Indonesia) và Campuchia với mục đích chính là đem đường bán cho nước ngoài để mua về những hàng xa xỉ cho triều đình.

- Triều Nguyễn càng về cuối càng suy tàn. Năm 1851, Cao Bá Quát được triều đình cử đi giữ chức Giáo Thụ ở Quốc Oai (Sơn Tây). Năm 1853 các tỉnh Sơn Tây, Kinh Bắc bị nạn châu chấu cắn lúa, dân đói khổ, nổi loạn. Ông từ chức, lấy cớ nuôi mẹ già rồi liên lạc với các nhóm nghĩa quân, lại bầu Lê Duy Cự (tức Duy Đồng, tự xưng là cháu bốn đời của Lê Hiển Tông) lên làm Minh chủ, còn mình thì làm Quốc sư. Công cuộc còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, thì bị người tố giác. Kế hoạch bị lộ, khởi nghĩa nổ ra sớm, chỉ diễn ra trong vài tháng. Trong trận đánh An Sơn (gần Sơn Tây ngày nay), Cao Bá Quát tử trận. Triều Nguyễn bêu đầu và tru di ba họ ông.



- Sự nghiệp thơ văn
- Cao Bá Quát là một nhà thơ lỗi lạc kiệt xuất
- Vì sinh vào thời kì chính sách đề cao chữ Hán của nhà Nguyễn đã có ảnh hưởng sâu rộng trong giới nho sĩ nên sáng tác của ông chủ yếu là chữ Hán
- Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:
- Về chữ Hán, tập thơ của tác phẩm chữ Hán :
-Cao Bá Quát thi tập
-Cao Chu Thần di thảo
-Cao Chu Thần thi tập
-Mẫn Hiên thi tập
- Về chữ Nôm, ông có bài phú nổi tiếng Tài tử đa cùng . Ngoài ra ông còn một số thơ đường luật và ca trù.
- Cao Bá Quát đã dùng tài năng văn chương của mình để phê phán, đả kích không tiếc lời những mặt tồn tại trong triều đình lúc bấy giờ. Cao Bá Quát không bằng lòng với những chính sách của triều đình (sưu cao thuế nặng đẩy người dân vào tình cảnh khốn cùng ) nên ông đã gia nhập cuộc Khởi nghĩa Mỹ Lương của nhân dân Hà Tây với chức danh là Quốc sư. Ông mượn cớ phò Lê làm quan quân sự cho Lê Duy Cự chống lại triều đình. Khởi nghĩa thất bại ông bị bắt và bị xử tử năm 1855 Không chỉ vậy gia đình Cao bá Quát bị xử tội Chu Di Tam Tộc.
Bài thơ
-          Hoàn cảnh sáng tác: CBQ đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền trung đầy cát trắng(Quảng Bình, Quảng Trị)(hình ảnh bãi cát dài, song biển, núi,… là cảm hứng).
-          Thể thơ: Thể ca hành(thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào VN).
-------------------------
Tải: https://drive.google.com/file/d/1rNZe0Ib0pQMNLvvCtFfCkkcc5BY0o_4M/view?usp=sharing

$2.THUYẾT MINH VỀ THẦN TƯỢNG

$2: THUY Ế T MINH V Ề TH Ầ N TƯ Ợ NG(BÀI VIẾT SỐ 3) (BTS NHA MỌI NGƯỜI!!) Thanh xuân vì có anh hiện diện mới trở nên hoàn mĩ Tu...